Tầm quan trọng của chống sét lan truyền

Nhằm giữ vững mục đích bảo vệ cho hệ thống điện an toàn và ổn định, thiết bị chống sét lan truyền đóng vai trò không thể phủ nhận. Trong bài viết sau đây, mời bạn cùng chúng tôi khám phá về những khía cạnh quan trọng của công nghệ bảo vệ này và lý do tại sao chúng lại là một phần không thể thiếu trong mọi hệ thống điện hiện đại ngày nay.

Vậy chống sét lan truyền là gì?

Chống sét lan truyền là việc sắp xếp các thiết bị cắt và lọc sét nhằm giảm thiểu những nguy cơ quá tải và sự lây lan của dòng điện đột ngột trên hệ thống điện hoặc tín hiệu. Qua việc điều hướng dòng điện nguy hiểm đến một nơi an toàn khác (đất tiếp địa), từ đó bảo vệ hệ thống khỏi thiệt hại do sét gây ra. Chúng có thể đảm bảo an toàn cho hệ thống và thiết bị điện trong những trường hợp sự cố nhất định, bảo vệ thiết bị điện khỏi quá tải của dòng điện và lan truyền đến các thiệt bị khác do sự lan truyền dòng.

Tại sao cần chống sét lan truyền?

Theo thống kê, 70% hư hỏng do sét gây ra đều từ sét lan truyền theo đường cấp nguồn và trên đường tín hiệu. Do đó, bên cạnh việc lắp đặt hệ thống chống sét trực tiếp bảo vệ chống sét đánh thẳng vào công trình gây cháy nổ, nguy hại đến tính mạng con người, thì việc lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền cũng là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hiện tượng lan truyền sét là gì?
Khi có sét đánh thẳng vào đường dây điện gần công trình hay tại vị trí nào khác, sẽ xảy ra hiện tượng lan truyền dòng điện với cường độ cực lớn theo đường dây điện tới công trình. Đồng thời nó sẽ cảm ứng điện từ lên các dây điện, đường dữ liệu gần đó, phát ra các dòng xung sét, …. (Theo lý thuyết, bán kính cảm ứng là 2km tính từ vị trí bị sét đánh).

Các dòng xung sét này có khả năng phá hủy các bản mạch, cảm biến trong các thiết bị và làm nhiễu tín hiệu. Gây ra các hư hỏng cho các thiết bị điện đắt tiền trong nhà: Thang máy, tivi, điều hòa, tủ lạnh, máy tính, điện thoại, tín hiệu đường viễn thông, điều khiển công nghiệp, mạng máy tính, đường truyền tốc độ cao, cũng như cáp feeder và cáp đồng trục….
Lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền có tác dụng :
+ Bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện, điện tử, thiết bị viễn thông … khi bị sét đánh trên đường dây cấp điện.
+ Chống xung sét và xung đột biến cho đường truyền điện thoại/ fax/ modem/ ADSL/ ISDN.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền

Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền sẽ dựa trên nguyên tắc mạch bảo vệ. Khi hệ thống bị sét đánh, thiết bị chống sét sẽ ngắt sét trực tiếp và sau đó sử dụng bộ lọc để loại bỏ tác động nhiễu từ sét đối với những thiết bị điện. Điều này giúp bảo vệ hệ thống khỏi quá áp, quá tải và nguy cơ chập cháy trên đường dây. Sét lan truyền có thể xâm nhập vào công trình thông qua nhiều con đường như thiết bị anten, cáp treo, cáp thông tin ngầm, cáp nối giữa các thiết bị, hệ thống cung cấp điện AC & DC, hệ thống tiếp đất và các điểm đấu chung đất, cũng như qua vỏ che chắn của thiết bị.

Phân loại hệ thống chống sét lan truyền

Thiết bị chống sét lan truyền được phân chia thành 3 loại phổ biến:

SPD loại 1

Được khuyến nghị sử dụng trong các môi trường xí nghiệp, tòa nhà, nhà máy công nghiệp đã được bảo vệ bởi hệ thống chống sét hoặc lồng lưới chống sét trực tiếp. Thiết bị này sẽ bảo vệ hệ thống điện khỏi dòng sét lan truyền từ dây đất vào dây lưới điện, với dòng điện dạng sóng 10/350µs.

SPD loại 2

Được sử dụng làm hệ thống bảo vệ chính cho tất cả những thiết bị điện hạ thế. Thiết bị này được lắp đặt trong từng tủ điện để ngăn ngừa sự lan truyền quá áp cho hệ thống điện và bảo vệ các tải, với dòng điện dạng sóng 8/20µs.

Tổng hợp các thiết bị trong hệ thống chống sét lan truyền

Một hệ thống chống sét lan truyền thường bao gồm các thành phần sau:

  • Thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn, bao gồm thiết bị cắt sét và lọc sét 1 pha, 3 pha để bảo vệ hệ thống điện.
  • Cáp thoát sét để điều hòa dòng sét và loại bỏ chúng khỏi hệ thống.
  • Thiết bị đếm sét giúp theo dõi những lần sét đánh vào hệ thống.
  • Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống tiếp địa.
  • Hệ thống tiếp địa chống sét lan truyền, bao gồm các cọc tiếp địa đóng sâu xuống đất và các đấu nối với nhau để tạo ra một hệ thống tiếp địa hoàn chỉnh.

Ngoài ra, hệ thống cũng bao gồm thiết bị chống sét cho tín hiệu đường viễn thông, điều khiển công nghiệp, mạng máy tính, điện thoại, đường truyền tốc độ cao, cũng như cáp feeder và cáp đồng trục. Công tắc báo động cũng được tích hợp để cung cấp thông tin về trạng thái của hệ thống chống sét.

Những yêu cầu kỹ thuật khi thi công hệ thống chống sét lan truyền

Khi thi công hệ thống chống sét lan truyền, có những yêu cầu kỹ thuật cần được để tâm và tuân thủ đầy đủ để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn cho hệ thống:

Xác định vị trí lắp đặt

Việc xác định vị trí lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền là bước quan trọng để đảm bảo tổng thể hệ thống được hoạt động hiệu quả. Vị trí lắp đặt nên được chọn sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống và tính tiện ích. Ví dụ, lắp đặt các thiết bị chống sét lan truyền ngay hai đầu đường truyền tín hiệu được đánh giá là an toàn nhất, giúp hạn chế thiệt hại do sét gây ra và bảo vệ toàn bộ hệ thống hữu hiệu nhất.

Những lưu ý quan trọng khi lắp đặt

Trong quá trình lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền, cần chú ý đến một số điểm quan trọng như sau:

  • Tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật và nguyên tắc thi công.
  • Đảm bảo đúng về vị trí lắp đặt để tối ưu hiệu suất bảo vệ.
  • Sử dụng vật liệu chất lượng và đảm bảo tính an toàn trong quá trình lắp đặt.
  • Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống một cách kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng.

Hướng dẫn các cách lắp thiết bị chống sét lan truyền

Có hai cách để lắp đặt thiết bị chống sét bảo vệ hệ thống điện:

Lắp đặt song song

Thiết bị chống sét lan truyền lắp đặt theo cách song song được sử dụng để chống sét ở mức độ cơ bản. Tất cả các thiết bị này sẽ được cài đặt giữa dây pha và dây trung tính hoặc dây đất trên bảng chuyển mạch chính, tùy thuộc vào loại hệ thống điện. Thiết bị chống sét lan truyền cài đặt theo cách song song sẽ phù hợp để bảo vệ các hệ thống bơm, hệ thống điều hòa nhiệt độ và hệ thống chiếu sáng.

Lắp đặt nối tiếp

Thiết bị chống sét lắp đặt theo cách nối tiếp thường sử dụng các bộ lọc thông thấp. Các bộ lọc này sẽ được lắp đặt theo cách nối tiếp với tải, có nhiều loại bộ lọc cho tải một pha và tải ba pha, với tần số hoạt động, khả năng chịu xung sét khác nhau. Bên cạnh đó, kỹ thuật lọc còn cho phép hạn chế cường độ và giảm độ dốc của xung sét, cũng như cảm ứng dọc theo đường dây. Ngoài ra, các bộ lọc này cũng có khả năng giảm áp suất quá mức và bảo vệ những thiết bị điện tử nhạy cảm như thiết bị viễn thông, máy tính,...

Không chỉ là một phần của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị chống sét lan truyền còn là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ cuộc sống và tài sản của chúng ta trước những rủi ro mà sét đánh có thể mang lại. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tính năng và ý nghĩa của thiết bị chống sét lan truyền, và đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc tích hợp chúng vào hệ thống điện. Hãy cùng nhau xây dựng những không gian an toàn và bền vững hơn, với sự hỗ trợ vững chắc từ thiết bị chống sét lan truyền.

Bài viết được tham khảo bởi link https://www.se.com/vn/vi/work/campaign/local/spd và link chongsettoancau

Quý khách hàng tham khảo các sản phẩm chông sét lan truyền mà công ty A&E phân phối theo link bên dưới

https://aecom.vn/thiet-bi-chong-set-schneider