Tụ Bù dạng dầu, điện áp lên đến 525Vac đối với EasyCan và 830Vac đối với Varplus Can.
Tụ bù EasyCan có công suất lên đến 30Kvar, Varplus Can công suất lên đến 50Kvar.
Tuổi thọ Tụ bù EasyCan lên đến 100.000 giờ còn Varplus Can lên đến 160.000 giờ.
Nhiệt độ hoạt động đối với tụ EasyCan chịu được tới 55 °C, Varplus Can lên đến 70 °C.
Cấp bảo vệ tụ bù là IP20 và theo tiêu chuẩn IEC60831-1&2.
Giảm thiểu tiêu hao năng lượng lên đến 30%.
Khi sử dụng tụ bù vào hệ thống điện chúng ta giảm tải tổn hao điện năng, tiết kiệm chi phí công suất tiêu thụ điện rất lớn như hình sau:
Cách chúng ta chọn mã Tụ bù và chọn mã cho cuộn Kháng như bảng sau
Bộ điều khiển tụ Bù có loại 6 cấp, 8 cấp và 12 cấp cho phép đóng ngắt tụ bù tự động thông minh kết nối được với truyền thông. Ưu điểm của bộ điều khiển tụ bù Schneider là dùng để đo công suất phản kháng (Q-Kvar) và điều khiển tụ bù để có thể đạt được hệ số công suất (Cosφ) như mong muốn. Chúng còn dùng để đo sóng hài từ bậc 3 đến bậc 19, đo giá trị thực KVAr từng bước của tụ bù để đưa ra cảnh báo nếu có bất thường xảy ra ở tụ.
Trong hệ thống bù chúng ta sử dụng cuộn kháng nhằm bảo vệ tụ bù, bảo vệ thiết bị đóng cắt, relay bù. Cuộn kháng kết hợp với tụ bù nhằm loại các thành phần sóng hài tăng chất lượng điện năng. Với các hệ thống lưới điện có điện áp và dòng điện bị méo dạng (không phải hình Sin) thì cần lắp cuộn kháng.
Cuộn kháng tổn hao điện cực thấp có loại 5.7%, 7% và 14% ở điện áp 480Vac ngoài ra còn có các cuộn kháng công công suất tùy theo mức điện áp khác nhau.
Hệ thống bù hoàn chỉnh gồm Thiết bị bảo vệ (ACB, MCCB...) + Thiết bi đóng cắt các cấp cho tụ (Contactor, nên chọn contactor chuyên dụng tụ bù) + Tụ bù (lựa chọn tính toán dung lượng bù bao nhiêu sau đó chúng ta cần dùng bao nhiêu bình tụ bù, công suất mỗi bình) + bạn cần đóng bao nhiêu cấp bù thì mua bộ điều khiển bấy nhiều cấp (6 cấp, 8 cấp hay 12 cấp...) + đầu tư thêm cuộn kháng để tăng chất lượng điện năng cho lưới điện đang sử dụng.