Giỏ hàng
Tổng cộng:
Hiện nay, năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng toàn cầu và dần thay thế nguồn năng lượng từ tài nguyên thiên nhiên. Vậy năng lượng tái tạo là gì? Lợi ích và xu hướng sử dụng nguồn năng lượng này như thế nào?
Dân số con người ngày một tăng, kéo theo đó là các công trình nhà ở, nhà máy, xí nghiệp,... cũng được xây dựng nhiều vô số kể. Tuy nhiên, việc này lại đòi hỏi nguồn năng lượng lớn hơn bao giờ hết. Thế nhưng, năng lượng hiện nay chúng ta đang sử dụng chủ yếu đến từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ... và chúng đang dần cạn kiệt. Do đó, giải pháp được đưa ra là năng lượng tái tạo và chúng sẽ dẫn trở thành xu hướng trong tương lai.
Vây: Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có thể được tái tạo hoặc tái sinh trong thời gian ngắn so với thời gian mà nó được sử dụng. Điều này có nghĩa là các nguồn năng lượng tái tạo không bị cạn kiệt khi sử dụng và không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. Các nguồn năng lượng tái tạo phổ biến bao gồm ánh sáng mặt trời, gió, nước, sinh khối và nhiều nguồn khác.
Phân loại năng lượng tái tạo
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch được tạo ra từ bức xạ nhiệt từ mặt trời thông qua động cơ nhiệt và Pin quang điện (Pin năng lượng mặt trời). Việc sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng biến quang năng, nhiệt năng thành điện năng nhờ 1 hệ thống thiết bị đi kèm như: Pin solar, bộ hòa lưới, tủ phân phối DC/AC, Khung đỡ pin và các phụ kiện, hệ thống đo đếm và giám sát, hệ thống lưu trữ điện năng.
Chúng được sử dụng rộng rãi từ trong điện dân dụng đến công nghiệp.
Năng lượng gió
Năng lượng gió là dùng các tua-pin gió quay theo sức gió để biến cơ năng thành điện năng. Chúng được sử dụng rất nhiều ở các vùng ven biển, hải đảo, miền núi nơi có địa hình đặc biệt và tạo ra nguồn điện sạch để sử dụng. Chí phí đầu tư cho năng lượng gió khá lớn và cần diện tích rộng để đặt những trụ gắn tua-bin gió
Thủy điện
Thủy điện cũng là một nguồn năng lượng sạch hoàn toàn và đang được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Nguồn năng lượng này sẽ hoạt động dựa vào sức nước trong các dòng chảy có tốc độ nhanh để thiết lập tuabin máy phát điện. Tuy nhiên, các công trình thủy điện, đập thủy điện lại không được xem là năng lượng tái tạo. Lý do đưa ra là vì chúng làm ảnh hưởng đến dòng chảy của các con sông, làm ảnh hưởng đến con người và các sinh vật sống trong khu vực đó. Đồng thời, nếu không được kiểm soát cẩn thận chúng còn có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường. Hiện nay ở Việt Nam nguồn điện được cấp đến đa phần đến từ thủy điện.
Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt là loại năng lượng được sinh ra từ trong tâm của trái đất và sự phân rã phóng xạ của các khoáng chất ở những nơi có núi lửa. Ở những khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao có thể được dùng để khai thác và tạo ra điện. Tuy nhiên, công nghệ khai thác loại năng lượng này hiện nay vẫn còn hạn chế. Đồng thời, các vấn đề về kỹ thuật cũng làm giảm đi tiện ích của năng lượng địa nhiệt.
Năng lượng sinh học
Là nguồn năng lượng xanh được tạo ra từ nhiều loại chất thải, phế phẩm trong đời sống và các lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi. Năng lượng sinh học hay còn được gọi là năng lượng sinh khối và có nguồn gốc từ động vật hay thực vật. Nguồn năng lượng này được tạo ra và có thể sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nhờ vào quá trình đốt cháy để tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, hiện nay việc đốt sinh khối có nguồn gốc từ thực vật đã tạo ra lượng khí CO2 lớn và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Do đó, năng lượng sinh học dần không còn được xem là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn như trước nữa.
Năng lượng chất thải rắn
Tái chế rác thải hữu cơ thành năng lượng được xem là giải pháp hoàn hảo và cần thiết hiện nay. Do đó, năng lượng chất thải rắn ra đời không chỉ tạo ra nguồn năng lượng sạch mà còn giúp xử lý nguồn rác thải và làm giảm phát thải khí nhà kính. Năng lượng chất thải rắn hiện nay đã được áp dụng ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển việc xử lý rác thải thành nguồn năng lượng lại gặp nhiều hạn chế do thiếu vốn đầu tư và công nghệ.
Năng lượng thủy triều
Cũng là dạng năng lượng sạch hoàn toàn, thủy triều được tận dụng để tạo ra điện nhờ vào sự chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, năng lượng thủy triều được sử dụng vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là vì chúng có mức phí đầu tư tốn kém và chỉ thực hiện được ở những nơi có vận tốc dòng chảy lớn hoặc thủy triều đủ cao mà thôi.
Nhiên liệu đốt hydrogen và pin nhiên liệu hydro
Hiện nay, nhiên liệu hydrogen đã được sử dụng trong pin nhiên liệu hydro và cung cấp nguồn năng lượng cho động cơ điện giống như pin lưu trữ điện. Nguồn năng lượng sạch này được ứng dụng vào các loại xe chạy bằng hơi nước.
Lợi ích của năng lượng tái tạo
So với năng lượng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch thì năng lượng tái tạo có nhiều lợi ích hơn rất nhiều, có thể kể đến như:
Bài viết được tham khảo qua link: https://www.se.com/vn/vi/work/solutions/local/nang-luong-tai-tao-la