Sensors
Cảm biến khá đa dạng và phong phú như: Cảm biến quang, cảm biến tiệm cận, cảm biến áp suất... mỗi loại có 1 chức năng và ứng dụng khác nhau trong từng vị trí và ngành nghề.
- Đối với cảm biến Quang (Photo-electric sensors): Chúng có các range như XU, XUM có các kích thước Cylindrical 18 (M18x64), Miniature (12x34x20) chúng được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60947-5-2. Cảm biến quang gồm 3 phần chính đó là Bộ Phát Sáng, Bộ Thu Sáng và Mạch xử lý tín hiệu. Bộ Phát sáng phát ra 1 tia sáng, khi chạm vào vật cản thì tia sáng bị cản lại phản xạ được thu bới Bộ Thu Sáng. Bộ Thu Sáng chuyển đổi tín hiệu quang sang tín hiệu điện và gửi về Mạch xử lý tín hiệu, mạch này có chức năng chuyển đổi tín hiệu Analog sang tín hiệu ON/OFF kỹ thuật số. Hiện nay Cảm biến Quang có 3 chế độ: Cảm biến quang thu phát chung (Through - Beam Sensor). Cảm biến quang phản xạ gương (Retro - Reflective Sensor). Cảm biến quang phản xạ khuếch tán (Diffuse Reflection Sensor).
-
- Photo Sensor còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ô tô, công viên giải trí, vận chuyển, cửa tự động và thang máy,...
- Đối với Cảm biến tiệm cận (Proximity sensors): Chúng có nguyên lý hoạt động phát hiện vật thể trong khoảng cách gần mà không cần trực tiếp tiếp xúc với vật thể, sử dụng dòng điện xoay chiều, sóng siêu âm hoặc tia hồng ngoài để phát hiện vật. Chúng có các loại phân theo nguyên lý hoạt động như: Cảm biến tiệm cận điện từ (inductive proximity sensor), cảm biến tiệm cận siêu âm (ultrasonic proximity sensor), cảm biến tiệm cận hồng ngoại (infrared proximity sensor).
- Cảm biến tiệm cận được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như tự động hóa các dây chuyền sản xuất, tích hợp trong các robot, dùng trong điện tử thông minh máy tính bảng, điện thoại, hệ thống ô tô trong lĩnh vực đỗ xe tự động hay hệ thống phanh khẩn cấp, đặc biệt trong lĩnh vực y học cảm biến tiệm cận giúp cho quá trình phẫu thuật nội soi dễ dàng hơn, chúng được gắn trên dụng cụ y tế đưa vào trong thân thể người giảm thiểu tai nạn trong quá trình phẫu thuật.
- Đối với Cảm biến áp suất, công tắc áp suất (Pressure Switch, Pressure sensors): Chúng được dùng để tiếp nhận các tín hiệu áp lực hoặc áp lực thành tín hiệu để đóng mở mạch điện. Chúng có loại công tắc áp suất khí nén hoặc công tác áp suất thủy lực. Đơn vị đo áp suất thường là pascal (Pa) sử dụng rộng rãi ở Châu Á dùng trong các ngành như công nghiệp như sản xuất thép, điện, nước thải, máy nén khí, máy phun xịt rửa, máy nước nóng....Bar đơn vị đo lường được dùng nhiều ở Châu Âu, PSI dùng nhiều ở Bắc Mỹ đo áp suất khí nén hoặc áp suất thủy lực cuối cùng là Atmotphe (Standard atmosphere, ký hiệu: atm) là đơn vị đo áp suất thường được sử dụng để đo áp suất khí quyển.
- Cảm biến áp suất, công tắc áp suất được dùng nhiều trong các hệ thống như đo áp suất nước, đo áp suất khí nén, áp suất thủy lực và các chất lỏng khác, trong đường ống gas, lò hơi vv...